ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG LEO XIV XUẤT HIỆN TRƯỚC CÔNG CHÚNG LẦN ĐẦU

Gởi lời chào đến các tín hữu tại Rome và toàn thế giới, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã chúc bình an: "Bình an cho anh chị em! Anh chị em rất thân mến! Đây là lời chào đầu tiên của Đức Kitô phục sinh hướng đến đoàn chiên của ngài. Tôi cũng muốn gởi lời này tới mọi người, mọi gia đình, mọi dân tộc trên cõi đất. Sự bình an của Đức Kitô đầy tinh thần khiêm tốn và liên lỉ, không phụ thuộc vào vũ khí vì ngài yêu thương chúng ta vô điều kiện. Chúng ta vẫn còn nghe lời chào bình an của Đức Thánh Cha Phanxicô - cũng là lời chào cuối cùng của ngài dành cho cả thành Rome. Ngài chào và ban phúc lành cho thành Rome cũng như toàn thế giới vào sáng ngày Chúa nhật Phục Sinh, giờ đây, tôi xin được phép nói lại lời chào ấy. Thiên Chúa yêu thương nhân loại, tất cả mọi người đều ở trong vòng tay của Thiên Chúa. Vì vậy, không cần lo sợ, chúng ta hãy liên kết với nhau để cùng tiến về phía trước. Đức Kitô đi trước dẫn dắt các môn đệ Ngài và thế giới của chúng ta cần tới ánh sáng của Ngài. Con người cần tới Ngài như cần một chiếc cầu đưa dẫn đến Thiên Chúa. Xin anh chị em hãy giúp tôi để tất cả cùng nhau xây dựng những chiếc cầu, những cuộc gặp gỡ và đón nhận lẫn nhau để nên một, cùng sống trong hòa bình".
TÓM TẮT TIỂU SỬ ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG LEO XIV
----------------------------------------------
Đức Hồng Y Robert Francis Prevost, cựu Tổng trưởng Bộ Giám mục có ảnh hưởng lớn, là một giám mục sinh tại Chicago, có quan điểm gần gũi với Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Trước khi đảm nhận vai trò lãnh đạo Dòng Augustinô trong hai nhiệm kỳ liên tiếp, ngài đã dành nhiều năm làm nhà truyền giáo tại Peru.
********
TIỂU SỬ VÀ HỌC VẤN
Họ tên khai sinh: Robert Francis Prevost
Ngày sinh: 14 tháng 9 năm 1955
Nơi sinh: Chicago, Illinois, Hoa Kỳ
Quốc tịch: Hoa Kỳ và Peru
Dòng tu: Dòng Thánh Augustinô (O.S.A.)
Tông hiệu: Leo XIV
Khẩu hiệu giáo hoàng: In illo uno unum (Trong Đấng Duy Nhất, chúng ta là một)
- Gia nhập Dòng Thánh Augustinô (OSA) năm 1977, khấn trọn đời năm 1981.
-Học vấn:
* Cử nhân Toán học tại Đại học Villanova (1977).
Gia nhập Dòng Thánh Augustinô năm 1977, khấn trọn đời năm 1981.
• Thụ phong linh mục ngày 19 tháng 6 năm 1982 tại Rôma.
* Thạc sĩ Thần học tại Catholic Theological Union (Chicago).
* Tiến sĩ Luật Giáo hội tại Đại học Giáo hoàng Thánh Tôma Aquinas (Rome), với luận án về "Vai trò của Bề trên địa phương trong Dòng Augustinô" năm 1987
SỰ NGHIỆP GIÁO HỘI
-1982: Thụ phong linh mục.
-1985–1986: Làm việc tại Peru, giữ chức Chưởng ấn Tòa Giám mục Chulucanas.
-1987–1988: Trở về Mỹ, phụ trách mục vụ ơn gọi và truyền giáo cho Tỉnh dòng Augustinô Chicago.
-1988–1999: Quay lại Peru, đảm nhiệm nhiều vai trò:
- Giám đốc chủng viện Augustinô Trujillo, giảng dạy luật giáo hội.
- Linh mục giáo xứ, quan tòa giáo phận, giám đốc đào tạo.
-1999: Được bầu làm Bề trên Tỉnh dòng Augustinô Chicago.
-2001–2013: Đắc cử Bề trên Tổng quyền Dòng Augustinô (2 nhiệm kỳ).
-2014: Được Đức Phanxicô bổ nhiệm làm Giám quản Tông tòa Giáo phận Chiclayo (Peru), sau đó trở thành Giám mục Chiclayo (2015).
-2018–2023: Phó Chủ tịch Hội đồng Giám mục Peru, góp phần ổn định chính trị quốc gia giữa các khủng hoảng lật đổ tổng thống liên tiếp.
-2020–2021: Kiêm nhiệm Giám quản Tông tòa Giáo phận Callao (Peru).
-1/2023: Đức Phanxicô bổ nhiệm ngài làm Tổng trưởng Bộ Giám mục – phụ trách tuyển chọn giám mục toàn cầu.
-9/2023: Được Đức Giáo Hoàng Phanxicô phong lên Hồng Y.
-Ngày 6/2/2025, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã nâng ngài lên Hồng y Đẳng Giám mục, trao tước hiệu Giáo phận Ngoại ô Albano.
-5/2025: Trở Thành Đức Giáo Hoàng của Giáo Hội Công Giáo
Giáo hoàng Leo XIV
• Được bầu làm Giáo hoàng vào ngày 8 tháng 5 năm 2025, trở thành vị Giáo hoàng thứ 267 của Giáo hội Công giáo và là người Mỹ đầu tiên đảm nhận chức vụ này.
• Chọn tông hiệu Leo XIV, gợi nhớ đến các vị tiền nhiệm như Thánh Leo Cả và Leo XIII, thể hiện sự kết nối với truyền thống và cam kết đổi mới.
• Được biết đến với biệt danh “Latin Yankee” nhờ gần 20 năm phục vụ tại Peru và sự am hiểu sâu sắc về Mỹ Latinh.
• Được đánh giá là người có quan điểm trung dung, kết hợp giữa truyền thống và cải cách, phù hợp với định hướng của Đức Giáo hoàng Phanxicô.